Header Ads

Dịch vụ môi trường rừng

Chi trả dịch vụ môi trường là gì?

Chi trả dịch vụ môi trường ở nhiều nơi còn được gọi là chi trả dịch vụ hệ sinh thái, là một sáng kiến bảo tồn bắt nguồn từ lý thuyết kinh tế học tân tự do. Xây dựng trên nền tảng của kinh tế học tân cổ điển, kinh tế học tân tự do đề xuất sự dịch chuyển vai trò điều tiết của nền kinh tế từ khu vực công sang khu vực tư và cho rằng thị trường có khả năng phân bổ tối ưu tài nguyên và hàng hóa (bao gồm cả các dịch vụ môi trường) với điều kiện là các quyền sở hữu được phân định rõ ràng.
Đối với trồng rừng, Chương trình 661 hỗ trợ tài chính và cây giống cho người dân còn bảo vệ rừng được thực hiện qua hình thức khoán bảo vệ. Tuy có nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng vốn đầu tư cho Dự án 661 từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu.
Vì vậy có thể coi đây là một dạng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó, nguồn tài chính lấy từ ngân sách nhà nước (Chính phủ là đại diện cho bên chi trả dịch vụ môi trường) chuyển tới người dân (bên cung cấp dịch vụ môi trường) để bảo vệ và phát triển rừng (trong đó có các dịch vụ môi trường rừng). Cho tới nay, đây vẫn là cơ chế chi trả dịch vụ môi trường phổ biến ở nhiều nước, ví dụ như Chương trình Quốc gia Bảo tồn rừng của Trung Quốc (Liu và nnk, 2008).

dịch vụ môi trường rừng
Chi trả dịch vụ môi trường rừng


So với Chương trình 661, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng không có nhiều khác biệt căn bản trừ việc gánh nặng tài chính được chuyển từ Ngân sách nhà nước sang khu vực tư nhân (các công ty thủy điện, cơ sở kinh doanh du lịch, công ty cung cấp nước sạch). Cho dù có một số nghiên cứu gần đây chỉ ra một số đơn vị chi trả dịch vụ môi trường rừng là doanh nghiệp nhà nước (như SAWACO ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam) vì vậy đây nên được xem là tiền từ khu vực công (McElwee, 2012), chúng tôi vẫn cho rằng dòng tài chính này mang tính chất “tư nhân” vì hai lý do: (1) các doanh nghiệp nói trên vẫn hướng tới lợi nhuận giống như tư bản tư nhân và (2) thực chất số tiền chi trả được thu từ các doanh nghiệp và cá nhân trực tiếp sử dụng dịch vụ chứ không phải từ các công ty nói trên.

Vai trò của nhà nước đến Dịch vụ môi trừng rừng

Thêm một điểm mới của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng so với Chương trình 661 – được kỳ vọng sẽ thúc đẩy yếu tố “thị trường” – là tính điều kiện (thể hiện qua các nghiên cứu về hệ số K và các quy định về theo dõi và giám sát). Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay việc đảm bảo tính điều kiện trong chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99 là rất hạn chế do các nguyên nhân kỹ thuật và tài chính.

Như vậy, tuy các quy định liên quan về chi trả dịch vụ môi trường rừng hướng tới yếu tố thị trường và kinh tế hóa dịch vụ môi trường rừng nhưng việc thực hiện các quy định này vẫn mang màu sắc phi thị trường vì bản chất các hàng hóa/dịch vụ môi trường rừng vẫn được nhìn nhận là “tài sản công” mà không phải là “tài sản tư nhân”. Điều này có thể hiểu được trong bối cảnh chúng ta còn thiếu các kết quả nghiên cứu định lượng về sự hình thành, giới hạn và sự biến động của các loại dịch vụ môi trường rừng cũng như một khung pháp lý chặt chẽ về quyền sở hữu/sử dụng tài nguyên. Tuy nhiên, chính sách này cũng đặt ra một nguy cơ gây suy giảm, thậm chí triệt tiêu động lực phát triển của các giao dịch tự nguyện về dịch vụ môi trường rừng.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.